đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Đế chế Samsung và những chuyện "thâm cung bí sữ" chưa từng tiết lộ

Đăng ngày 02/07/2015

Sự phá hoại ngầm, gián điệp, cuộc chiến giành ngôi vị và sự ganh đua giữa những người anh, chị em ruột nghe có vẻ giống với diễn biến trong bộ phim “Trò chơi vương quyền”. Tuy nhiên, đây thực chất là những gì đã và đang diễn ra trong gia đình họ Lee – đế đế sở hữu tập đoàn Samsung hùng mạnh nhất Hàn Quốc – nắm giữ khối tài sản tương đương với 17% GDP của nước này.
Đế chế Samsung quyền lực có khởi đầu là một cửa hàng đồ khô nhỏ với số vốn 25 USD là một trong những sự thật thú vị về Samsung.


Sự phá hoại ngầm, gián điệp, cuộc chiến giành ngôi vị và sự ganh đua giữa những người anh, chị em ruột nghe có vẻ giống với diễn biến trong bộ phim “Trò chơi vương quyền”. Tuy nhiên, đây thực chất là những gì đã và đang diễn ra trong gia đình họ Lee – đế đế sở hữu tập đoàn Samsung hùng mạnh nhất Hàn Quốc – nắm giữ khối tài sản tương đương với 17% GDP của nước này.
 
Samsung không chỉ nổi tiếng với mảng sản xuất thiết bị điện tử, công ty gần 80 năm tuổi này còn hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực bao gồm cả xây dựng, bảo hiểm, đóng tàu, sản xuất thép…
 
Trải qua 3 thế hệ, hoạt động của Samsung hiện gần như nằm trong quyền kiểm soát của thái tử 46 tuổi Lee Jae-yong – con trai duy nhất của chủ tịch Lee Kun-hee kể từ khi ông bị đột quỵ vào hồi tháng 5 năm ngoái và chưa hồi phục. “Lee nhỏ” được xem là ứng cử viên sáng giá cho vị trí người thừa kế tập đoàn này. Dưới đây là một số tiết lộ thú vị về dòng họ Lee quyền lực:
 
“Tộc trưởng” Lee Byung-chul khởi đầu bằng một cửa hàng nhỏ vào năm 1938 với 25 USD

 
Lee Byung-chul được coi là tộc trưởng của đế chế Samsung. Ban đầu, ông mở một cửa hàng đồ khô nhỏ vào năm 1938. Vài thập kỷ sau đó, con trai của ông đã cho ra mắt một trong những mẫu điện thoại bán chạy nhất trên thị trường, đó là chiếc Galaxy S.
 
Được biết, Lee Byung-chul chỉ có 25 USD khi bắt đầu mở cửa hàng đầu tiên. Cho đến năm 2014, con số 25 USD đó đã phát triển thành 529,5 tỷ USD. Cụ thể, trong năm 2012 doanh thu của Samsung tương đương với 17% GDP của Hàn Quốc theo thống kê của Bloomberg. Gia đình họ Lee hiện nắm trong tay hàng loạt doanh nghiệp gồm:
 
- Công ty sản xuất các thiết bị điện tử Samsung Electronics.

- Công ty sản xuất các chi tiết điện tử, bao gồm cả pin lithium-ion, chip, chất bán dẫn, ổ đĩa cứng cho chính tập đoàn và cho các đối tác khách hàng như Apple, HTC, Sony,…

- Các công ty thời trang và bán lẻ cao cấp, khu giải trí, và các công viên giải trí dưới sự quản lý của Samsung Everland và Cheil Industries.

- Chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, cửa hàng miễn thuế, thuộc khách sạn Shilla.

- Samsung C & T chuyên về xây dựng, đầu tư và kinh doanh.

- Bảo hiểm nhân thọ Samsung.

- Công nghệ thông tin - Samsung SDS.

- Quảng cáo và tiếp thị - Cheil Worldwide.

- Đóng tàu - Samsung Heavy Industry.

- Công nghệ giám sát, hàng không, và vũ khí - Samsung Techwin.
 
Thế hệ thứ 2: Lee Kun-hee
 
Thế hệ thứ 2 nắm giữ quyền lực tối cao tại gia tộc họ Lee là chủ tịch đương nhiệm Lee Kun-hee. Samsung vốn là một tập đoàn với cấu trúc vô cùng phức tạp tuy nhiên có một đặc điểm là các thành viên của gia đình này phân chia nhau và sở hữu gần như mọi mảnh ghép của tập đoàn.
 
Năm 1956, chị gái của Lee Kun-hee được gả vào gia đình chaebol quyền lực thứ 2 tại Hàn Quốc, đồng thời là đối thủ cạnh tranh của Samsung là LG. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa 2 gia đình quyền lực này thậm chí ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
 
Cụ thể, Lee Sok-hee – một trong những người chị gái của Lee Kun-hee đã kết hôn với một người đàn ông trong gia đình Keumsung (đế chế sở hữu LG). Những tưởng mối quan hệ “sui gia” sẽ khiến 2 gia đình này trở nên thân thiết hơn nhưng thực tế tình hình ngày càng trở nên xấu đi khi LG trở thành một trong những nhà sản xuất điện tử lớn nhất Hàn Quốc.
 
Samsung mở rộng hoạt động
 
Lee Byung-chul có người con gái út Lee Myung-hee vào năm 1943 (Ông Byung-chul có 8 người con). Từ lúc là một đứa bé chập chứng đến khi 13 tuổi, tập đoàn gia đình của Myung-hee đã bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc mua lại một nhà máy sản xuất kẹo và nghiền bột. Sau đó, Samsung tiếp tục mua lại Dongbang Life Insurance vào năm 1963. Tới khi Lee Myung-hee gần 20 tuổi (tức là năm 1970), Samsung đã thâm nhập sâu hơn vào mảng kinh doanh điện tử và bắt đầu sản xuất ti vi.
 
Năm 1966, một bê bối đã buộc chủ tịch Lee Byung-chul phải từ chức
 
Theo báo chí Hàn Quốc, người con trai thứ 2 của Lee Byung-chul đã bị cáo buộc nhập khẩu 50 tấn đường sacharin trái phép. Lee Byung-chul đã buộc phải từ chức và theo truyền thống, người con trai lớn nhất của gia đình là Lee Maeng-hee lên nắm quyền điều hành công ty vào năm 1967.
 
Lee Maeng-hee trở thành CEO tập đoàn vào năm 1967 nhưng không được lòng nhân viên.
 
Phong cách lãnh đạo của Lee Maeng-hee bị cho là cứng nhắc và không được yêu thích như người cha Lee Byung-chul. Báo chí Hàn cho biết Lee Byung-chul đã viết trong hồi ký của mình rằng Lee Maeng-hee đã khiến Samsung trở nên hỗn loạn chỉ trong vòng 6 tháng lên nắm quyền.
 
Cũng trong thời gian này, Lee Chang-hee thực hiện chào giá cho C-suite bằng cách tiết lộ với Tổng thống Hàn Quốc về các quỹ đen của cha mình vào năm 1969. Điều đó đã khiến Lee Chang-hee phải sống lưu vong.
 
Tên tuổi của cả Lee Byung-chul và Lee Maeng-hee đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sau sự việc này. Lee Chang-hee sau đó đã chuyển sang sống lưu vong ở Mỹ. Lee Byung-chul mất vào năm 1987, mở ra cánh cửa quyền lực dành cho người con trai thứ 3 Lee Kun-hee. Lee Byung-chul được đồn thổi có 2 người con rơi khác.
 
Khi Lee Kun-hee lên nắm quyền, những người anh em trong gia đình bắt đầu chia tách công ty
 

Đầu tiên, người chị gái Lee In-hee của Lee Kun-hee vốn nắm quyền điều hành mảng kinh doanh nội thất gia đình và Myung-hee, đảm nhận chịu trách nhiệm về bán lẻ đã lần lượt tách khỏi Samsung vào năm 1991 và 1997.
 
Lee In-hee thành lập Hansol Group và hiện là nhà sản xuất giấy và điện tử lớn nhất Hàn Quốc trong khi đó Lee Myung-hee tạo ra tập đoàn Shinsegae.
 
Vào năm 1997, CJ Cheil Jedang - công ty bán thức ăn và dược phẩm sinh học cũng tách khỏi tập đoàn Samsung. Đơn vị này được điều hành bởi Lee Jay-hyun, người con trai của Lee Maeng-hee. Tuy nhiên theo Forbes, ông này bị buộc tội trộm cắp, tham ô và bị ngồi tù 4 năm vào năm 2014.
 
Một vài người dự đoán rằng, cấu trúc gia đình hiện tại của chủ tịch Lee Kun-hee cũng sẽ khiến tập đoàn này phải chia tách thành nhiều phần.
 
Lee Kun-hee từng bị ngồi tù và sau đó được ân xá
 
Năm 1996, Lee Kun-hee bị buộc tội hối lộ 2 cựu tổng thống Hàn Quốc là Chun Doo-hwan và Roh Tae-woo. Theo The Verge, sau đó ông đã được ân xá bởi tổng thống Kim Young vào năm 1997.
 
Samsung sản xuất chiếc điện thoại kết nối Internet đầu tiên vào năm 1999. Khoảng 20 triệu chiếc đã được bán ra tại Mỹ vào năm 2004.
 
 

Đến năm 2007, Giám đốc pháp lý của Samsung tiếp tục tố cáo với nhà chức trách về các quỹ đen dùng để hối lộ cho ủy viên công tố, tòa án và chính trị gia Hàn Quốc của chủ tịch Lee Kun-hee.
 
Kim Yong-chul tuyên bố công ty đã dùng giám đốc điều hành như người đứng mũi chịu sào nhằm đối phó với các bê bối. Qua quá trình điều tra, chủ tịch Lee Kun-hee đã phải vào tù. Theo FT, Lee Kun-hee đã bị buộc tội trốn thuế 45 triệu USD và bị phạt 90 triệu USD. Đồng thời, ông cũng bị phạt ba năm tù sau thời gian chờ thi hành án 5 năm.
 
 

Ông từ chức chủ tịch và công khai xin lỗi. Tại thời điểm đó, vào năm 2008, Samsung là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất tại Mỹ.
 
Một năm sau đó, Lee Kun-hee được ân xá
 
Ông được hưởng ân xá đặc biệt bởi tổng thống Hàn Quốc vào năm 2009. Ngay lập tức, ông quay lại nắm giữ quyền lực với cương vị chủ tịch Samsung Electronics và đến năm 2011, công ty bắt đầu sản xuất màn hình LCD, chip và máy tính bảng với số lượng hàng triệu chiếc/tháng.
 
Chiếc Galaxy S đầu tiên của Samsung ra mắt vào năm 2010. Mặc dù đạt được thành công vang dội trên thị trường quốc tế với 24 triệu chiếc được bán ra trong năm 2012 nhưng nó lại gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt tại Mỹ với mẫu iPhone 4 của Apple có doanh số bán 85 triệu chiếc trong cùng kỳ.
 
Lee Chang-hee mất vào năm 1991. Trong khi đó, năm 2012 cả Lee Maeng-hee và Lee Sook-hee (người con gái kết hôn với người thừa kế tập đoàn LG) cùng trở về và đòi chia 3,54 tỷ USD. Ông này tuyên bố rằng người cha của mình (tức cố chủ tịch Lee Byung-chul) đã để lại một phần cổ phiếu cho hai anh em họ, và Lee Kun-hee đã cướp đi phần thừa kế đó.
 
Theo Bloomberg, hai người này đã đòi nắm 1/4 cổ phần của Samsung Life Insurance. Như vậy đồng nghĩa với việc, chủ tịch đương nhiệm sẽ trở thành cổ đông lớn thứ 2 trong công ty bảo hiểm.
 
Cuộc tranh chấp đã khuấy động giới đầu cơ tại thời điểm đó. Tuy nhiên, Tập đoàn Samsung đã thoát khỏi khủng hoảng nhờ phán quyết của tòa án Hàn Quốc ủng hộ Lee Kun-hee.
 
Rục rịch chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ 3
 
Chủ tịch Lee Kun-hee có 4 người con (gồm 3 người con gái và 1 người con trai) đều được theo học tại những trường danh tiếng ở Mỹ. Người con trai Lee Jae-yong đang được coi là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị thừa kế tập đoàn này.
 
Năm 2000, Lee Jae-yong được giao nhiệm vụ quản lý công ty liên doanh gồm 14 công ty con hoạt động trong lĩnh vực internet. Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm, E-Samsung đã chìm ngập trong nợ nần và công bố khoản thua lỗ 20 tỷ won (tương đương 18 triệu USD). Uy tín của vị thái tử trẻ tuổi từ đó đã bị giảm sút đi rất nhiều.
 
Đến năm 2006, một trong những người chị gái của anh là Lee Yoon-hyung 26 tuổi được xác nhận tự sát tại New York. Như vậy, thế hệ thứ 3 của Samsung chỉ còn lại 3 người con của chủ tịch Lee Kun-hee. Lee Jae-yong hiện có 2 con, trong khi đó Lee Boo-hin có 1 người con trai và Lee Seo-hyun có 4 người con.
 
 
Phác thảo sơ bộ gia tộc họ Lee tới đời thứ 3.
 
Theo FT, Lee Jae-yong đã buộc phải xin lỗi công khai vào năm 2013 sau khi con trai anh được xếp thứ hạng cao tại trường trung học. Báo chí địa phương cho rằng con trai anh được đối xử đặc biệt và cuối cùng cậu bé buộc phải rời khỏi ngôi trường này.
 
So găng 3 người con của chủ tịch Lee Kun-hee
 
Lee Jae-yong: Ứng cử viên sáng giá cho vị trí người thừa kế tập đoàn
 
 

Theo Forbes, Jae-yong học chuyên ngành quản lý tại Nhật Bản và Mỹ và được xem là người có chiến lược quản lý “mở rộng” hơn so với triết lý của chủ tịch Lee: “Thay đổi mọi thứ trừ vợ và con cái của bạn”.
 
Lee Boo-jin: "Kun-hee nhỏ"
 
 

Người con gái cả của chủ tịch Lee Kun-hee hiện là chủ tịch khách sạn Shilla và là đồng chủ tịch Samsung Everland. Cô hiện là người chịu trách nhiệm chính trong mảng kinh doanh khách sạn của tập đoàn. Trước đó, cô cũng được biết đến là người có tài trong việc điều hành hàng loạt chuỗi cửa hàng miễn thuế tại Hàn Quốc. Cô đã thuyết phục Louis Vuitton mở cửa hàng tại sân bay đầu tiên ở Incheon vào năm 2011.
 
Lee Seo-hyun: Đồng chủ tịch Cheil Industries
 
 

Lee Seo-hyun chịu trách nhiệm trong mảng quảng cáo và thời trang của Samsung. Mục tiêu của nhà lãnh đạo 41 tuổi này là cạnh tranh với các thương hiệu Zara và Uniqlo.
 
Hiện Samsung đang đối mặt với áp lực đơn giản cấu trúc tập đoàn từ phía chính phủ Hàn Quốc. Động thái mới đây nhất của hãng là sáp nhập Cheil và Samsung C&T thông qua hình thức mua lại với giá 9,4 tỷ USD. Tuy nhiên, Paul Singer – Giám đốc điều hành của Elliot Management Corp - đơn vị mua 7,1% cổ phiếu của Samsung C&T đã đệ đơn phản đối thương vụ này vì cho rằng nó không công bằng với nhà đầu tư.
 
 

Với với gia đình Lee, động thái của nhà đầu tư Singer rõ ràng là một cơn đau đầu. Kế hoạch sáp nhập thông minh của chủ tịch Lee Kun-hee nhằm dọn đường cho việc chuyển giao quyền lực quan trọng tại tập đoàn này sẽ bị chậm lại.
 
Vì sao Samsung là 'cơn ác mộng' với thái tử 46 tuổi Lee Jae-yong?
Vân Đàm





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật