đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Bí quyết "đòi nợ" bạn bè khéo léo

Đăng ngày 09/02/2016

“Đòi nợ” bạn bè lúc nào cũng là một công việc khá nhạy cảm. Nếu không biết cư xử khéo léo, người cho vay không những bị thiệt hại về tiền bạc mà còn gây mất lòng người khác.
“Đòi nợ” bạn bè lúc nào cũng là một công việc khá nhạy cảm. Nếu không biết cư xử khéo léo, người cho vay không những bị thiệt hại về tiền bạc mà còn gây mất lòng người khác. 
 
Khi “bí bách”, hết tiền, giả sử bạn muốn đòi lại khoản tiền đã cho mượn từ người khác. Bạn có thể tinh tế áp dụng những cách sau:
 
 
1. “Mất lòng trước, được lòng sau”
 
Bạn bè tin tưởng là một đằng nhưng đằng khác, bạn nên sòng phẳng với chuyện tiền bạc nếu không muốn mích lòng về sau. Thà là bạn nói ngay từ lúc đầu, nếu mượn như vậy thì khi nào trả và thỏa thuận về thời điểm mà bạn sẽ sử dụng khoản tiền đó. Nếu người mượn hứa sẽ hoàn trả lại số tiền trong vòng hai tuần, thì bạn nên nhắc với họ trước 1,2 ngày.
 
2. Luôn giữ liên lạc với người mượn nợ
 
Kể từ khi mượn tiền, bỗng nhiên người đó biệt vô âm tính, vì thấy vậy nên bạn cũng im luôn và chẳng thèm liên lạc lại với họ. Trời ơi! Làm kiểu này là mất tiền như chơi. Bình thường giữ liên lạc đã đành rồi, khi đã cho mượn nợ thì bạn càng phải giữ liên lạc với họ hơn nữa. 
 
Việc giữ liên lạc có thể nhắc nhớ họ về khoản nợ. Đồng thời, bạn cũng có thể nắm bắt được tình hình tài chính của họ mà cho thong thả vài bữa nếu gặp khó khăn. Có một số người sẽ lãng tránh sau khi mượn nợ của bạn, nhưng cố gắng đừng để chuyện đó xảy ra.
 
3. Nói thẳng với họ: “Nếu không trả tiền thì mai mốt tôi không cho mượn tiền nữa đâu nha.”
 
Xác suất của cách làm này là 50:50. Có thể người đó sẽ trả bạn để mượn thêm tiền vào đợt sau. Nhưng có thể họ sẽ không trả và quỵt luôn số tiền. Tôi nghĩ chắc mất tiền cao hơn. Nhưng đừng lo, còn cách khác.
 
4. Thể hiện sự quan tâm 
 
Nếu những lời gợi ý của bạn dường như không có tác dụng đối với người mượn nợ. Bạn có thể chủ động hỏi họ về vấn đề mà họ gặp phải đã được giải quyết chưa? Đây là một cách nhắc khéo, không chỉ thể hiện sự quan tâm của bạn mà còn giúp cho họ nhớ ra khoản tiền mà mình nợ. 
 
Đặc biệt, khi “đòi nợ”, đừng có mà cau có, gắt gỏng như mấy dân xã hội đen trong phim Hồng Kông. Cái đó chỉ hữu dụng trong phim với người lạ chứ nếu là người quen, có hai trường hợp, một là họ không trả và kệ bạn, hai là trả xong rồi khỏi nhìn mặt nhau vì đầu gấu quá mà.
 
5. Chia nhỏ khoản nợ và trả thành nhiều lần
 
Đây là việc làm không chỉ giúp người mà còn là hành động giúp cả bản thân mình. Có thể người đó đang gặp khó khăn không thể trả hết toàn bộ số tiền thì bạn có thể đề nghị việc này. Chẳng hạn, khoản nợ là 3.000.000, nếu trả mỗi tháng 300.000 thì sau 10 tháng sẽ hết. Chắc chắn có người sẽ nghĩ, tiền của mình mà sao bị xé lẻ như vậy. Nhưng theo tôi, thà là xé lẻ còn hơn là chẳng nhận được đồng nào..
 
6. Dù khoản nợ lớn hay nhỏ thì bạn cũng không nên bỏ qua
 
Ban đầu, bạn cho họ mượn rất ít và bỏ qua vì thấy chẳng đáng là bao. Lần sau, điều đó vẫn tái diễn như vậy nhưng số nợ càng ngày càng lớn. Điều này là do bạn đã bỏ qua quá nhiều lần, chính điều đó đã làm cho họ có một thói quen. Nếu không muốn tình cảm rạn nứt, tôi nghĩ tốt nhất là cái gì cũng nên sòng phẳng, nhất là những vụ việc liên quan đến tiền bạc như thế này.
 
7. Nếu đã thử hết mọi cách nhưng vẫn không đòi được nợ thì hãy coi đó là một bài học
 
Chắc là bạn xui nên gặp phải người chuyên quỵt nợ. Thôi! Đừng có buồn mặc dù giá nó hơi đắt ( đắt thế nào thì phải dựa trên số tiền và tình cảm bạn bè của bạn). Chẳng biết mối quan hệ này có tan tành hay không nhưng bạn đã có thêm một bài học lớn. Đó là khi đụng đến tiền bạc thì phải cẩn trọng. Cái gì cũng nên có sự thỏa thuận trước để khỏi mích lòng. Mắc công tự nhiên vì tiền mà lại đánh mất tình cảm suốt bao nhiêu năm. 
 
Bạn bè là bạn bè, tiền bạc là tiền bạc, rạch ròi một chút, thẳng thắn ngay từ đầu để không phải chịu những hệ lụy về sau.

(webtretho)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật