đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Cả nhà cùng nghiện

Đăng ngày 01/04/2015

Một phản hồi về bài viết “Con nghiện “Phây” trên TGTT số 3 vừa rồi nói về một thực trạng rất phổ biến hiện nay, chị Hoa Ngọc viết: “Không chỉ con nghiện mà cả nhà đều nghiện rồi, biết làm sao bây giờ hả em?”
Một phản hồi về bài viết “Con nghiện “Phây” trên TGTT số 3 vừa rồi nói về một thực trạng rất phổ biến hiện nay, chị Hoa Ngọc viết: “Không chỉ con nghiện mà cả nhà đều nghiện rồi, biết làm sao bây giờ hả em?”

Cả nhà cùng nghiện_635575545837031262.jpg (620×412)

Từ nhà tù này đến nhà tù khác
 
Trong một buổi chiều cuối năm, chúng tôi hẹn nhau ra Bến Bình Đông, nơi mà ngay cả khi Sài Thành vào thế kỷ 21 đã gần 15 năm qua rồi, thì duy nhất chốn này vẫn giữ không gian của một thị trấn nhỏ ven sông. Vẫn trên bến dưới thuyền, vẫn vỉa hè thênh thang, điểm xuyết xa xa một đoạn có vài ba chiếc ghế nhựa đặt chờ đón khách dừng nghỉ chân giải khát chống nắng. Đi đến đầu cầu, bỗng dưng người bạn sau xe la lên: “Trời, trẻ con nơi này sướng quá, tụi nó vẫn còn tắm sông nhảy cầu, bắn bi kìa…” – “Ừ, đâu như trẻ con thành phố bây giờ không còn tuổi thơ”.
 
Những người lớn tự an ủi với nhau bằng sự thông cảm cho thân phận của chính mình. Thật ra, đã sống nơi đô thị với hằng hà sa số những lo toan chồng chất, ngay cả người lớn cũng đánh mất mình, huống chi là trẻ con bị chuyển “từ nhà tù (trường học) này về nhà tù (gia đình) khác” như lời của một bé gái học sinh lớp 5 nói với cha mình, thì chúng cũng làm gì có tuổi thơ “đầu đội trời, chân đạp đất” mà sau này mong trở thành thành giang hồ nghĩa khí hành hiệp trong chuyện của cụ Đồ Chiểu.
 
Cách đây không lâu, trên Fb có truyền đi một bức hình cả nhà ngồi lê dưới đất, cha mẹ, chú bác thậm chí cả ông bà thì cắm mặt vào Smartphone, con cái và các cháu đến chơi nhà thì mỗi đứa một cái iPad. Vỉa hè rộng lớn phía sau lưng nhìn từ phòng khách ra không một bóng người. Thế đấy, không phải là không có sân chơi cho trẻ đâu. Vấn đề là trẻ con bây giờ thay các trò chơi nhảy dây, bắn bi, lò cò, quăng lon… trên cái sân trống ấy bằng những trò pằng pằng chíu chíu trên máy tính – chứ không phải như trong tình khúc Bang bang “khi xưa ta bé ta chơi/ ta chơi đi bắt quân gian” một thời. Chơi vui phải có đám đông, mà cả cái đám đông ấy ngơ ngác nhìn nhau trên chiếc sân trống chẳng biết trò gì hơn, thì cuối cùng chúng lại ào ào vào nhà, trốn trong các phòng cùng với máy tính và smartphone.
 
Nỗi cô đơn đã được mặc định
 
Sau khi rời thế giới ảo ánh sáng xanh, phần lớn chúng ta tìm đến các quán nhậu để giải khuây và ta thán. Một anh bạn cùng phòng rủ đi Beer Club sau giờ làm việc, anh nói tôi đến trước còn anh đi đón con rồi “thảy” vào nhà ông bà kèm theo iPad là xong. Và còn nhắn thêm là đã gọi mấy người nữa cũng sắp đến. Tất nhiên, chưa có gia đình, lại vừa mới đi làm nên tranh thủ nịnh nọt mấy ông anh, tôi nhận lời. Cuộc nhậu chung quanh câu chuyện “sao giờ thấy con người ta cô đơn quá”, tôi hỏi anh có gia đình, vợ con mà cô đơn cái gì. Các anh nói ngay, tại mày chưa có gia đình nên mới hỏi vậy. Càng có gia đình càng cô đơn. Tôi thấy còn khó hiểu hơn liền hỏi cho tới, vậy các anh truyền kinh nghiệm cho đàn em đi. Có gì đâu, tiền hôn nhân, “chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì”, sau hôn nhân sẽ là “chỉ biết tiền thôi chẳng biết gì”.
 
Vậy là tiền làm cho người ta cô đơn chứ đâu phải yêu? – Đúng vậy. Yêu còn chút ít và ngày càng bị tàn lụi bởi những lo toan phiền muộn vì tiền. Rồi từ nỗi lo ấy gây ra xung đột, từ xung đột dẫn đến thủ thế, co mình và cuối cùng thèm cái cảm giác… một mình.
 
Không phải ai cũng có đủ dũng cảm để chống chọi đến hơi thở cuối cùng với kẻ đối đầu tay ấp giường nệm chung chăn gối. Phần lớn là tuyệt vọng, trở nên “đồng sàng dị mộng” và thây kệ, muốn ra sao cũng được.
 
Rồi nguy hiểm hơn nữa, chốn để ta thán ngoài cuộc nhậu, chính là Facebook. Một anh bạn tôi đã càu nhàu: “Mới sáng sớm đã thấy nó kể chuyện chán chồng, ghét vợ, nghe mệt quá. Ngày xưa đóng cửa dạy nhau thì sinh bạo lực thân thể, còn giờ đem lên Fb mắng chửi nhau thì bạo lực tinh thần, nhưng mệt mỏi hơn là họ hành hạ cả người khác. Mình nghe một hai lần nghĩ thấy tội, thôi để nó than thở rồi hết. Nhưng mà càng ngày cấp độ càng dày thì mình block nó luôn”.
 
Con nghiện “Phây” có khi không nguy hiểm bằng cha mẹ ở chỗ đó. Đứa trẻ mới lớn có thể còn uốn nắn hoặc xóa bớt những tiêu cực bằng năng lượng tích cực. Người lớn vốn bị trơ lì và mặc định trong một thời gian dài những vết thương tổn về mặt tinh thần lẫn thể xác, sẽ rất khó để thoát khỏi sự cô đơn ngày càng khắc sâu nếu như không tự giải ảo.
 
Nhưng con người đâu dễ gì bị cái máy nó “nghiền nát” như thế. Cơn nghiện nào rồi cũng được cai, chỉ cần đọc bài viết này xong, bạn đứng dậy, tắt ngay cái máy tính, ra ngoài sân hít thở khí trời, gọi điện thoại cho con rủ đi ăn kem cây đem ra ngoài công viên ngắm hoa và cỏ… có khi một ngày chỉ cần làm hành động đó một lần, dần dần cũng tích tụ lại chút ít những ý nghĩa cuộc sống này cho cả một đời người dài dằng dặc trăm năm.
(TGTT)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật