đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Những món ăn ngày Tết có thể khiến trẻ ngừng thở tức thời mẹ cần đề phòng

Đăng ngày 07/02/2016

Tâm lý ngày tết phải thật thoải mái nên nhiều mẹ không mấy quan tâm đến việc ăn uống của trẻ, điều này dễ khiến trẻ gặp các rủi ro về sức khỏe, điển hình là hóc dị vật ở trẻ gây nghẹt đường thở.
Tâm lý ngày tết phải thật thoải mái nên nhiều mẹ không mấy quan tâm đến việc ăn uống của trẻ, điều này dễ khiến trẻ gặp các rủi ro về sức khỏe, điển hình là hóc dị vật ở trẻ gây nghẹt đường thở.
 
Dưới đây là các thức ăn dễ gây hóc dị vật ở trẻ được xếp vào nguy cơ gây nghẹt đường thở cao nhất mẹ nên chú ý đề phòng
 
Thạch rau câu
 
Đây là món khoái khẩu của hầu hết trẻ nhỏ, và đây cũng là loại thức ăn vặt dễ khiến trẻ bị hóc nhiều nhất. Nguy hiểm hơn, thạch rau câu tròn, trơn nhẵn nên khi rơi xuống thanh quản sẽ bị khít và gây ngạt có thể khiến trẻ ngừng thở tức thời, trong khi những dị vật góc cạnh khi bị hóc vẫn còn khe hở nên trẻ chỉ bị đau nhưng vẫn còn thở được.
 
Để hạn chế tai nạn hóc dị vật ở trẻ trong những ngày tết mẹ chỉ nên bày thạch ra khi có khách đến chơi nhà, hoặc nếu cho trẻ ăn mẹ nên cẩn thận cắt nhỏ ra nhé.
 
Các loại hạt, kẹo
 
Ngoài thạch, trong khay mứt tết của nhiều gia đình Việt còn có các loại hạt như hạt dưa, dạt dẻ, hạt bí… đây cũng là những thủ phạm khiến nhiều trẻ bị sặc, nghẹt đường thở phải nhập viện nhiều nhất. Do đó, mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn những loại hạt này nhất là những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tuyệt đối không cho trẻ ngậm hạt trong miệng hoặc vừa ăn vừa cười rất dễ khiến dị vật rơi vào đường thở gây nghẹt.
 
Hóc xương
 
Hóc xương cá, xương gà… tuy không gây nguy hiểm tức thời như hóc thạch rau câu, nhưng nếu không xử lý kịp thời cũng sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả ở mức độ nhẹ là khiến bé đau đớn không ăn uống được dẫn đến ốm yếu, suy dinh dưỡng nặng hơn có thể làm thủng mạch máu, thực quản gây viêm, làm mủ ở vị trí bị xương đâm vào.
 
Theo đó, để phòng tránh tai nạn hóc dị vật ở trẻ mẹ nên kiểm tra, lóc xương thật kỹ trước khi cho trẻ ăn. Với trẻ lớn, mẹ hãy thường xuyên nhắc nhở trẻ nhai, dùng lưỡi kiểm tra thức ăn thật kỹ trước khi nuốt và nếu có dấu hiệu "dính" xương phải nhả ra thức ăn ra ngay lập tức không nên nuốt.
 
Xử lý khi trẻ bị hóc dị vật
 
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hóc dị vật: Trẻ đột nhiên ho, khóc dữ dội hoặc tím tái người, khó thở...
 
Cách bước sơ cứu:
 
- Nếu trẻ còn thở được, nhưng đau đớn: Nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được bác sĩ kiểm tra và gắp dị vật ra khỏi đường thở trẻ tức thời, tuyệt đối không được tự ý móc dị vật ra khỏi đường thở trẻ vì có thể làm tổn thương nặng hơn.
 
- Nếu trẻ tím tái không thở được cần phải sơ cứu ngay. Các bước sơ cứu như sau:
 
+ Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trẻ bằng bàn tay trái;
+ Dùng gốc bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở giữa 2 xương bả vai;
+ Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở tím tái, dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái;
+ Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài thì lại lật đứa trẻ lại vỗ lưng. Luân phiên giữa vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi di vật rơi được ra thì thôi.
 

 
(Sưu Tầm)





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật