đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Bạn có phải là 'con rối' của hiệu ứng tâm lý domino?

Đăng ngày 22/04/2022

Bạn đã bao giờ tự hỏi hiệu ứng dây chuyền (domino) đã tác động lên suy nghĩ, ý thức, hành vi của bản thân và người khác như thế nào chưa? Có một sự thật rằng: Mọi chuyện xoay quanh cuộc sống của mỗi người đều ảnh hưởng lẫn nhau và… con người sinh ra là để bắt chước!

Bạn đã bao giờ tự hỏi hiệu ứng dây chuyền (domino) đã tác động lên suy nghĩ, ý thức, hành vi của bản thân và người khác như thế nào chưa? Có một sự thật rằng: Mọi chuyện xoay quanh cuộc sống của mỗi người đều ảnh hưởng lẫn nhau và… con người sinh ra là để bắt chước!

 

Tại sao bố mẹ luôn dạy con phải “chọn bạn mà chơi”? 

 

Bạn đã bao giờ "chạy" theo một thứ/món đồ gì đó chỉ vì nhiều người mua hay sở hữu không? 

 

 

Tại sao nhiều người thành đạt thường nói rằng những điều bạn làm trong 3 tiếng đầu tiên của ngày sẽ quyết định kết quả cả ngày hôm đó? 

 

Đây chỉ là những dẫn chứng rất thân quen, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày về hiệu ứng domino. Trên thực tế, hiệu ứng domino còn được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau đến mức khó lý giải. Đây như một con dao 2 lưỡi đối với mỗi người, người biết tận dụng nó sẽ trở nên quyền lực hơn bao giờ hết, nhưng nếu là ‘nô lệ’ của hiệu ứng này, bạn sẽ phải trả một cái giá rất lớn đấy! 

 

Vậy, hiệu ứng domino là gì? 


Hiệu ứng domino là một phản ứng chuỗi xảy ra khi một thay đổi nhỏ tại điểm gốc của hệ có thể gây ra những thay đổi tương tự tại các điểm lân cận, từ đó lan tỏa ra các điểm xa hơn và tạo ra một chuỗi thay đổi tuyến tính. Nói theo cách đơn giản, domino là chuỗi sự kiện xảy ra giống nhau từ tác động của một sự kiện tương tự. Giống như trò chơi xếp quân domino, ta chỉ cần chạm nhẹ vào quân bài đầu tiên, tất cả các quân còn lại sẽ đổ theo liên tiếp, nhanh và đều. 

 

Thực tế rằng tâm lý của con người được hình thành luôn bị ảnh hưởng rất lớn bởi hiệu ứng này. Đầu tiên phải kể đến là: 

 

Ảnh hưởng tâm lý tập thể và hiệu ứng domino 


Tại sao lại là ảnh hưởng tâm lý tập thể? Vì hiệu ứng này xảy ra bởi sự ảnh hưởng lẫn nhau từ một/nhiều nhóm người. Như đã đề cập tới ở trên, con người sinh ra có xu hướng bắt chước người khác. Trẻ con thường bắt chước theo cử chỉ, hành động, lời nói của người lớn. Người sáng tạo nội dung (content creator) bắt chước theo trend, xu hướng để nổi. Người muốn làm giàu bắt chước theo công thức/lối đi của người giàu. 

 

Chính vì xu hướng này, con người luôn bị ảnh hưởng, tác động bởi những người xung quanh. Đó là lý do vì sao cha mẹ luôn nhắc nhở con “chọn bạn mà chơi” bởi lẽ “gần đèn thì rạng” và môi trường tác động rất lớn nên tính cách của mỗi con người. 

 

 

Ngoài ra, trong cuốn sách “Những đòn tâm lý thuyết phục” của tác giả Robert B. Cialdini, ông đã khẳng định rằng: sự ảnh hưởng từ hiệu ứng domino đối với mỗi người thậm chí còn xảy ra trong vô thức. Ví dụ, khi đang bị tắc đường và bạn thấy rất nhiều người chuyển hướng đi theo con đường khác, dù không biết con đường đó có phải là đường tắt, hay bớt ‘tắc’ hay không (bạn hoàn toàn không có dữ liệu gì về con đường đó) thì bạn vẫn sẽ đi theo họ. Bạn đã tự hỏi bản thân: "Đã bao giờ mình mua những thứ chỉ vì nhiều người mua và mình muốn thử chưa?" 

 

Nhưng, sự ảnh hưởng của hiệu ứng domino còn đáng sợ hơn thế. Tác giả đã dẫn chứng điều đó qua các vụ tự tử hàng loạt. Cụ thể, trong cuốn sách, Robert đã đề cập đến một mốc thời gian khi nước Mỹ xảy ra liên tiếp các vụ tự tử của những người cùng chung một nhóm tuổi. Điều gì đã xảy ra? Hiệu ứng domino! 

 

 

Ví dụ, khi tin tức về một người tự tử cùng căn bệnh trầm cảm trở thành đề tài nóng hổi để bàn tán thì cũng là lúc những người cùng hoàn cảnh, cùng độ tuổi với người đã tự tử ấy tìm được sự ‘đồng cảm’. Đó là lý do cho một giai đoạn ‘khủng hoảng’ của nước Mỹ với tỉ lệ các vụ tự tử cao hơn bao giờ hết (thậm chí có nhiều vụ còn giống nhau). 

 

Ảnh hưởng tâm lý cá nhân và hiệu ứng domino 


Vấn đề tâm lý và hiệu ứng domino không chỉ xảy ra giữa một hay nhiều nhóm người. Nó còn xảy ra bởi suy nghĩ “Domino” ở mỗi cá nhân mà không cần ngoại cảnh tác động. Thành ngữ có câu: “Đầu xuôi đuôi lọt”, điều này khẳng định rằng con người luôn tin rằng những điều tốt/xấu sẽ xảy ra liên tiếp, nối liền với nhau. 

 

Tác giả James Clear trong cuốn sách “Atomic Habits” (tạm dịch: Thay đổi tí hon, hiệu quả bất ngờ) cũng đã khẳng định hiệu ứng Domino ảnh hưởng tới việc xây dựng thói quen của mỗi con người. Đây cũng như một con dao hai lưỡi, nếu chúng ta xây dựng được thói quen tốt, điều này sẽ lặp lại mỗi ngày và tạo ra những kết quả rất tích cực, tuy nhiên với thói quen xấu thì hoàn toàn ngược lại, nó sẽ tạo ra một chuỗi những điều tiêu cực ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển cá nhân, đồng thời rất khó để mỗi người thoát ra cái vòng lặp ấy. 

 

Lời kết 


Trên thực tế hiện nay, hiệu ứng Domino ngày càng gây ra những tác động to lớn đối với cuộc sống mỗi chúng ta. Các doanh nghiệp cũng tận dụng điều này để xây dựng các chiến dịch marketing thu hút khách hàng. Nhưng có lẽ quan trọng nhất, mỗi con người cần ý thức và tự nhận thức, đặt câu hỏi cho bản thân: “Liệu mình có đang vướng phải ‘cái bẫy’ của hiệu ứng này không?".

 

Theo Trí Thức Trẻ






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật