đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Thiết kế đường phố HCM: “Không có chuyện trùng hợp ngẫu nhiên”

Đăng ngày 17/12/2014

“Không có chuyện trùng hợp ngẫu nhiên.” – Đó là lời nhận xét của designer Trí Võ khi nói về thiết kế biển đèn led chào mừng tết dương lịch 2015 trên đường phố Hồ Chí Minh đang bị tố “ăn cắp ý tưởng”.
(TGGĐ) - “Không có chuyện trùng hợp ngẫu nhiên.” – Đó là lời nhận xét của designer Trí Võ khi nói về thiết kế biển đèn led chào mừng tết dương lịch 2015 trên đường phố Hồ Chí Minh đang bị tố “ăn cắp ý tưởng”.


 Hình ảnh trên Facebook Lê Ngọc Minh. Có thể dễ dàng nhận ra sự "tình cờ" giống nhau giữa hai hình ảnh trên.
 
Sau khi đưa tin về vụ việc trên, nhóm phóng viên đã đi phỏng vấn một số chuyên gia trong ngành thiết kế đồ họa. Ngay khi đặt câu hỏi về sự giống nhau đến kỳ lạ giữa thiết kế trên đường Phạm Ngọc Thạch và biểu tượng của Tổ chức Hoạt động xã hội Người Việt Trẻ, Trí Võ – Slidesigner đã đưa ra quan điểm của mình: 
 
“Nếu như không biết về thời điểm xuất hiện của logo và hoa văn trang trí kia thì đa phần sẽ nghĩ cả hai là một. Sự khác biệt là không nhiều, và có thể cho là khác biệt chủ yếu do phần sản xuất/trình bày trên hình ảnh và ngoài đời (đèn led). Ngoài ra thì không có gì để bình luận vì nếu mà do hai người khác nhau thiết kế thì thật là tư tưởng quá lớn gặp nhau.

Tuy nhiên, không thể xem đây là chuyện trùng hợp ngẫu nhiên. Vì khi thiết kế có thể tìm các nguồn cảm hứng khác nhau ở trên mạng, và ngoài đời để quan sát và tư duy, nhưng việc làm ra 1 cái thiết kế giống như thiết kế của người khác là không được chấp nhận, cho dù là tư tưởng lớn gặp nhau.”

SliDesigner Trí Võ - Chuyên gia thiết kế đồ họa mảng thiết kế Slide, bài thuyết trình. (Ảnh nhân vật cung cấp)
 
Trả lời cho câu hỏi, vụ việc này có thể coi như là một vụ ăn cắp ý tưởng thiết kế hay không? Designer Nguyễn Duy Thanh lại có một quan điểm khác một chút:
 

"Nghệ sĩ thị giác" Nguyễn Duy Thanh. (Ảnh nhân vật cung cấp)
 
“Về lý mà nói, không thể dùng từ “ăn cắp” ý tưởng, mà phải dùng từ “copy” ý tưởng mới đúng. Vì chỉ có thể nói người ta “ăn cắp” khi mình giữ bản quyền, trên thực tế, logo của Người Việt Trẻ không biết chắc là đã đăng ký bản quyền Sở hữu trí tuệ hay chưa, nên trong trường hợp đã đăng tải lên các phương tiện truyền thông, mạng internet, mọi người hoàn toàn có thể sử dụng như một nguồn mở (open source). Bên thiết kế cũng hay dùng nhiều open source có sẵn để tiện cho công việc.

Tuy nhiên, việc sử dụng open source có một luật “bất thành văn” đó là cần nghiêm túc trong việc dẫn nguồn. Trong trường hợp này bên trang trí sử dụng ý tưởng logo của Người Việt Trẻ vào mục đích kinh doanh mà không ghi nguồn/xin phép nên có thể nói đây là “sơ suất” thay vì “lỗi” của họ, đặc biệt là khi ở trong một môi trường đặc thù chưa ý thức rõ về bản quyền như ở Việt Nam.”
 
Cuối cùng, khi được hỏi về hướng giải quyết cho vụ việc trên, designer Hoàng Anh Đức (được đông đảo biết đến với nickname Painter Man – tác giả của chuỗi tranh thằng nhóc quần tim đỏ) đã trả lời:
 


 
Tác giả Hoàng Anh Đức Painterman với chuỗi tranh về cậu nhóc quần tim đỏ lan truyền rộng rãi trên cộng đồng mạng.
 
“Việc này nếu không được giải quyết một cách thỏa đáng, thì chúng ta sẽ lại có thêm một con sâu trong cái nồi canh của giới thiết kế nói riêng và ngành sáng tạo của Việt Nam nói chung về việc tôn trọng chất xám, tôn trọng công sức sáng tạo của người khác. Hướng giải quyết về phía chủ thiết kế logo Người Việt Trẻ có thể là bên chủ thiết kế gửi một đơn khiếu nại đến bên thi công về vấn đề này, cho họ thời gian để họ có phương pháp giải quyết thỏa đáng, về mặt vật chất, lý lẽ, hoặc có các biện pháp khắc phục kịp thời.”
 
Được biết trước khi chăng đèn led thành hình trên các con phố, đã có tổ chức cuộc thi thiết kế biểu tượng chào năm mới 2015 phát động từ tháng 7, không biết biểu tượng trên đường Phạm Ngọc Thạch trong vụ lùm xùm ở trên có phải là một trong những thiết kế được chọn ra từ cuộc thi này hay không? Nhưng chúng ta đã rõ ràng, qua ý kiến của các chuyên gia trong ngành, đây có thể lại được coi là một vụ thiếu tôn trọng sự sáng tạo, ăn cắp chất xám, một vấn nạn hãy còn phổ biến và cần được ngăn chặn ở Việt Nam. 
 
H.V
 





Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật