đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Nguyên nhân khiến trẻ bị chóng mặt

Đăng ngày 20/06/2023

Trẻ có thể chóng mặt do lưu thông máu đến não bị giảm trong thời gian ngắn. Tình trạng này khiến trẻ cảm thấy sắp ngất hoặc choáng váng.

Trẻ có thể chóng mặt do lưu thông máu đến não bị giảm trong thời gian ngắn. Tình trạng này khiến trẻ cảm thấy sắp ngất hoặc choáng váng.

 


Trẻ có thể bị chóng mặt ở mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng. Ảnh: Shutterstock.


Theo Momjunction, trong hầu hết trường hợp, chóng mặt có thể không đi kèm với bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng của bệnh nào. Tuy nhiên, chóng mặt dai dẳng có thể gây rủi ro cho sự an toàn và sức khỏe của trẻ.

 

Do đó, phụ huynh có thể cần tìm đến bác sĩ nhi khoa để xác định và điều trị các nguyên nhân cơ bản gây chóng mặt.

 

Triệu chứng chóng mặt ở trẻ em


Các triệu chứng chóng mặt phổ biến ở trẻ em bao gồm:

  • Lâng lâng
  • Các vấn đề về thăng bằng, bao gồm mất thăng bằng và cảm giác không ổn định
  • Không có khả năng suy nghĩ rõ ràng
  • Tầm nhìn mờ trong một khoảnh khắc ngắn
  • Cảm giác thế giới xung quanh đang quay


Dựa trên mức độ nghiêm trọng, con có thể bị chóng mặt nhẹ, trung bình hoặc nặng.

 

Trong cơn chóng mặt nhẹ, trẻ cảm thấy hơi choáng váng nhưng vẫn có thể đi lại và thực hiện các hoạt động bình thường. Trong trường hợp chóng mặt vừa phải, trẻ thường cảm thấy yếu. Nó có thể ảnh hưởng đến khả năng đứng và tham gia các hoạt động như đi bộ và chạy.

 

Trong trường hợp chóng mặt nặng, trẻ thường không đứng vững được và tình trạng choáng váng có thể trầm trọng hơn, khiến trẻ cảm thấy sắp ngất xỉu.

 

tre chong mat anh 1
Trẻ có thể chóng mặt do mất nước, đứng lâu, cao huyết áp tư thế đứng, viêm tai... Ảnh: Shutterstock.


Nguyên nhân gây chóng mặt ở trẻ em


Thông thường, chóng mặt là do suy nhược. Nhưng đôi khi, nó có thể báo hiệu tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây chóng mặt ở trẻ em.

 

Đứng lâu


Chóng mặt do đứng lâu thường ảnh hưởng đến trẻ em có thân hình mảnh khảnh và giảm lượng máu. Khi trẻ đứng ở một tư thế trong thời gian dài, máu có xu hướng dồn xuống chân, làm chậm quá trình cung cấp máu lên não.

 

Thông thường, các triệu chứng chóng mặt giảm dần sau 30-60 giây và trẻ có vẻ khỏe mạnh và không có bất kỳ triệu chứng nào nếu trẻ đứng thẳng hoặc được giữ thẳng đứng.

 

Tăng huyết áp tư thế đứng (OHT)


Tăng huyết áp tư thế đứng là tình trạng đặc trưng bởi sự gia tăng huyết áp khi ở tư thế thẳng đứng. Các nghiên cứu cho thấy OHT có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp ở người trẻ tuổi.

 

Các triệu chứng phổ biến của OHT bao gồm chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, đau ngực, đánh trống ngực và ngất. Thay đổi tư thế đột ngột, đứng lâu, căng thẳng về cảm xúc, môi trường ngột ngạt có thể dẫn đến OHT.

 

Mất nước


Trẻ em cũng có thể cảm thấy chóng mặt khi bị mất nước. Việc mất quá nhiều nước có thể gây ra tình trạng chóng mặt và ngất xỉu. Các dấu hiệu mất nước khác bao gồm môi khô, lưỡi khô, mệt mỏi, yếu cơ, nhức đầu.

 

Nhiễm trùng tai


Các tình trạng như viêm mê đạo tai (vấn đề bên trong tai trong) và viêm thần kinh tiền đình (viêm dây thần kinh tiền đình ở tai trong) có thể gây chóng mặt đột ngột ở trẻ em. Các rối loạn về tai, chẳng hạn bệnh Ménière (rối loạn tai mũi họng), có thể dẫn đến chóng mặt dữ dội, ù tai dai dẳng.

 

Nhiễm trùng tai thường tự giảm bớt, nhưng bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu tình trạng nhiễm trùng này do vi khuẩn gây ra.

 

Thiếu máu


Đó là tình trạng máu không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, dẫn đến giảm lưu lượng oxy đến các cơ quan. Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh thiếu máu là chóng mặt, mệt mỏi, uể oải, toàn thân suy nhược, chán ăn, da xanh xao và khả năng miễn dịch thấp.

 

Nếu con bạn thường cảm thấy chóng mặt, điều quan trọng là phải kiểm tra mức độ huyết sắc tố của trẻ.

 

Đau nửa đầu tiền đình


Điều này có thể do tình trạng di truyền, thiếu ngủ, mất nước hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm gây ra. Mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết, các chuyên gia tin rằng đó có thể là do sự co thắt của các mạch máu xung quanh não.

 

Bên cạnh chóng mặt, chứng đau nửa đầu tiền đình còn có đặc điểm là say tàu xe, buồn nôn, nôn, nhạy cảm với ánh sáng và mất thăng bằng.

 

Chóng mặt kịch phát lành tính ở trẻ em (BPVC)


Nguyên nhân của tình trạng này không được biết. Tuy nhiên, nó được cho là dấu hiệu báo trước của chứng đau nửa đầu khi lớn tuổi. BPVC đặc trưng bởi các triệu chứng như rung giật nhãn cầu (mắt rung hoặc chuyển động bất thường), mất thăng bằng, nôn mửa, vẻ ngoài nhợt nhạt, đổ mồ hôi và nghiêng đầu.

 

Nó thường ảnh hưởng đến trẻ em 3-4 tuổi và hầu hết trẻ em sẽ hết các triệu chứng này khi lớn lên.

 

Các nguyên nhân khác


Chóng mặt ở trẻ em cũng có thể do chấn động, bệnh đa xơ cứng, bệnh tiểu đường loại 1, viêm khớp vị thành niên và sử dụng aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid khác.

 

(Zing)






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật