đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Chật vật với phần thi mô phỏng lái xe ôtô

Đăng ngày 04/01/2024

Phần lớn các thí sinh cho biết, để vượt qua phần thi mô phỏng lái xe ôtô chủ yếu phải dùng đến mẹo. Nếu dùng kinh nghiệm thực tế để trả lời thì hi hữu lắm mới đủ điểm qua.

Phần lớn các thí sinh cho biết, để vượt qua phần thi mô phỏng lái xe ôtô chủ yếu phải dùng đến mẹo. Nếu dùng kinh nghiệm thực tế để trả lời thì hi hữu lắm mới đủ điểm qua.

 

Chật vật với phần thi mô phỏng lái xe ôtô
Nhiều thí sinh phải chật vật mới thi đỗ phần mô phỏng lái xe ô tô. Ảnh minh hoạ: Đức Thịnh.


Chị Phạm Thị Hà (29 tuổi, Nam Định) chia sẻ, chị đã phải thi lại 2 lần mới được cầm bằng lái xe B2 trên tay. Cứ đến phần thi mô phỏng, chị Hà lại cảm thấy vô cùng lo lắng.

 

“Trước đây, tôi lo lắng nhất phần đề-pa lên dốc khi thi thực hành nhưng bây giờ phải thay đổi quan điểm. Bởi lần thi đầu và thi lại lần thứ nhất, tôi không có cơ hội thi thực hành do đã trượt ngay từ bài mô phỏng. Lần thứ ba, trầy trật lắm mới được 41 điểm để qua” - chị Hà cho biết.

 

Theo chị Hà, các tình huống trong phần thi mô phỏng rất sát với thực tế, chất lượng video khá sinh động. Tuy nhiên, cách xử lý thì phải căn từng giây, từng hình ảnh chứ không phải xử lý theo cảm nghĩ hay kinh nghiệm.

 

“Khi phát hiện ra tình huống nhưng phải đợi đến thời gian quy định rồi nhấn mới được ghi điểm, sớm 1 giây hay chậm 1 giây cũng mất 2 điểm. Có những câu hỏi xuất hiện 2 tình huống phát sinh sự cố nhưng phải đến sự cố thứ hai nhấn nút mới được ghi nhận. Vào phòng thi tâm lý lo lắng, vội vàng nhấn ở sự cố thứ nhất là mất điểm” - chị Hà kể lại những lần mất điểm của bản thân.

 

Một lần thi trượt của chị Hà khi thi thử mô phỏng lái xe ôtô online. Ảnh: NVCC.
Một lần thi trượt của chị Hà khi thi thử mô phỏng lái xe ôtô online. Ảnh: NVCC.


Bên cạnh đó, chị Hà cho biết, những người mới lái xe lần đầu, chỉ được thực hành thời gian ngắn thường không có nhiều kinh nghiệm. Áp dụng thi mô phỏng lái xe cho học viên tập lái là phản khoa học. Theo chị Hà, phần thi này nên dành cho những người thi nâng hạng bằng lái xe sẽ phù hợp hơn.

 

Với những người đã có kinh nghiệm lái xe thực tế, khi đến phần thi mô phỏng cũng không dễ đạt điểm tuyệt đối.

 

Anh Nguyễn Quang Đảng (28 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) nhân viên sale ôtô kiêm giáo viên dạy lái xe cho biết: “Khi Bộ Giao thông Vận tải bắt đầu ra phần thi mô phỏng lái xe thực tế, giáo viên chúng tôi phải thực hành rất nhiều lần mới biết được quy luật của các tình huống, câu hỏi”.

 

Chia sẻ về thời gian đầu làm quen với phần thi này, vị giáo viên trẻ với 6 năm kinh nghiệm lái và dạy lái xe cho hay, 2 lần đầu thi không đủ điểm, lần thứ ba được hơn 5 điểm so với hệ thống, đến lần thứ 6 mới đạt điểm tối đa.

 

Anh Đảng cho biết, 60% câu hỏi phần thi mô phỏng, anh đều đúc rút bằng mẹo và các quy tắc để dạy cho học viên. Điều mà anh ủng hộ nhất khi thay đổi cách dạy đó chính là tăng thời gian dạy lái xe đường trường. Như vậy sẽ bám sát thực tế giúp học viên hiểu rõ và xử lý các tình huống tốt hơn.

 

Chia sẻ thêm về những bất cập của phần thi lái xe mô phỏng, anh Phạm Văn Trung (24 tuổi, Nam Định) cho biết, nhấn nút và rà phanh khác nhau hoàn toàn. Phần thi mô phỏng chỉ cần nhấn nút là được nhưng thực tế phải rà phanh từ từ hoặc phanh gấp mới tránh được nguy hiểm.

 

Theo anh Trung, cách thi như này không thực tế, không để lại nhiều kinh nghiệm cho người học sau khi cầm tấm bằng. Ra đường gặp lại tình huống đó đôi khi vẫn không biết cách xử lý hoặc xử lý không hiệu quả. Do đó, anh Trung kiến nghị nên sửa đổi lại cách thi, cách chấm thi hoặc nên bỏ hẳn phần thi mô phỏng.






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật