đèn gỗ

đèn gỗ trang trí

Giai nhân Sài Gòn xưa: 18 tuổi đã có 3 đời chồng, đại gia "săn đón" nhưng cuối đời mất trong cô quạnh

Đăng ngày 14/01/2022

Cô Ba Trà là một trong những phụ nữ nổi tiếng nhất Nam Kỳ Lục tỉnh, được xem là "Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn xưa" mà các thiếu gia lừng danh Hắc công tử và Bạch công tử theo đuổi.

Cô Ba Trà là một trong những phụ nữ nổi tiếng nhất Nam Kỳ Lục tỉnh, được xem là "Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn xưa" mà các thiếu gia lừng danh Hắc công tử và Bạch công tử theo đuổi.

 

Tuyệt thế giai nhân Sài Gòn: Nhiều công tử vung tiền lấy lòng, cuối đời mất trong cô quạnh

 

Trần Ngọc Trà hay còn gọi là Ba Trà ,sinh năm 1906 ở Cần Đước, Long An. Được biết, thân phụ của cô tên là Trần Ngọc Trí, một người đàn ông kén vợ, sinh trong một gia đình điền chủ hạng trung, có vài chục mẫu ruộng thuộc tỉnh Chợ Lớn (Long An sau này). Sau nhiều lần coi mắt, ông mới “chấm” được mẹ cô, quê ở làng Phước Khánh, huyện Cần Giuộc.

 

Tưởng rằng cô Ba Trà được sống cuộc đời của một tiểu thư hạnh phúc, nhung lụa bên cha mẹ, nhưng năm lên 5 tuổi, một biến cố xảy đến. Có người nói rằng, do mẹ cô đẹp nên đã ngoại tình, ba cô tức giận thổ huyết mà mất. Bà nội cô từ Cần Đước lên tới nơi cũng vì đau buồn rồi đột quỵ và mất luôn. Hai quan tài song song, không còn cảnh thương tâm nào bằng. Sau khi lo xong hậu sự, mẹ con cô bị đuổi ra khỏi nhà chồng phải về nhà ngoại nương nhờ. Cũng có người cho rằng do cha cô mất sớm nên nhà nội cho rằng cô là người mang xui xẻo và cũng không phải cốt nhục của gia đình vì vậy thường xuyên đánh đòn, ghẻ lạnh cô.

 

Từ khi người cha mất, mẹ đem cô về cho bà ngoại nuôi dưỡng, còn mẹ cô đi làm ăn buôn bán, lâu lâu mới về. Đến khi bà ngoại mất, cô mới về sống với mẹ và bị ép gả lấy chồng Tây năm 14 tuổi. Mặc dù yêu thương con nhưng mẹ hay trút tủi hờn mà đánh cô như trả thù, đến mức cơ thể cô Trà rớm máu và nói: "Tao đánh mầy cho chết, cho tiệt nòi giống quân đoản hậu!".

 

Cô Ba Trà – đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn xưa - Đài Truyền hình TP.HCM


Thế nhưng dù sống trong cơ cực, chịu nhiều đòn roi, buồn bã, tủi hổ nhưng lạ thay cô Ba Trà càng lớn càng xinh đẹp khiến bao người phải ngắm nhìn. Năm 13-14 tuổi, cô có làn da trắng ngần, mặt trái xoan, đôi má hồng, mũi dọc dừa, hàng lông mi cong vút, đôi mắt hút hồn, vóc mình vừa vặn không cao không thấp, đi đứng khoan thai, có dáng con nhà trâm anh.

 

Năm 14 tuổi, mẹ gả bán cô Ba Trà cho một bác sĩ người Pháp. Ông này có lòng từ tâm nên cho cô Trà đi học tiếp với tụi học trò nhỏ hơn năm, bảy tuổi. Cô chia sẻ trong hồi ký vì lẽ đó sau này lòng cô chai đá, không biết rung động yêu thương ai thật tình.

 

Sau gần 1 năm chung sống, cô trở thành người tự do vì chồng mãn hạn phải về xứ, không hẹn ngày trở lại. Cô quay trở về nhà sống với mẹ và nhan sắc ngày càng xinh đẹp hơn. Sau đó, cô Trà bưng thúng cho mẹ bán chả giò và nhiều thứ bánh trái theo trên xe lửa chạy Sài Gòn – Nha Trang. Từ đó, cô nổi danh là "cô Ba chả giò".

 

Tuyệt thế giai nhân Sài Gòn: Nhiều công tử vung tiền lấy lòng, cuối đời mất trong cô quạnh

Chân dung Bạch Công Tử và Hắc Công Tử -  người tình của Cô Ba Trà

 

Cũng từ việc bán hàng này mà năm 15 tuổi, cô có nhân duyên gặp công tử tên Toàn, nhà có cửa hàng buôn bán tạp hoá lớn tại Phan Rang, Nha Trang và một tiệm chính tại Chợ Lớn. Theo lời kể, anh là một tay công tử, ăn bận sang trọng, ăn chơi lịch lãm, dân buôn bán, anh chị đứng bến xe đều kiêng nể.

 

Toàn say mê rồi gửi thư tình cho Trà và không lâu sau nhà trai đến xin cưới cô. Tuy nhiên, hôn nhân chỉ kéo dài được vài tháng thì công tử Toàn đã ngoại tình với một nữ y tá. Toàn tỏ ra lạnh lùng, vô trách nhiệm với cô. Chán ngán cảnh có chồng không thủy chung, Trà tìm cách trốn gia đình Toàn để về với mẹ.

 

Tuyệt thế giai nhân Sài Gòn: Nhiều công tử vung tiền lấy lòng, cuối đời mất trong cô quạnh

 

Sau thời gian về sống với mẹ, năm 18 tuổi, cô được giới thiệu cho bác sĩ danh tiếng đã đứng tuổi chu cấp. Tuy nhiên, mối quan hệ nhanh chóng kết thúc do Ngọc Trà chưa quên được công tử Toàn, từ đó cô Ba Trà bắt đầu lao vào những cuộc tình và ăn chơi.

 

Theo ghi chép, vào đầu thế kỷ 20, người dân Nam bộ biết tiếng cô Ba Trà qua các mệnh danh như "Tuyệt thế giai nhân Sài Gòn", "Ngôi sao Sài Gòn", "Bà hoàng của vũ trường", "Bà hoàng sòng bài tại Sài Gòn". Học giả Vương Hồng Sển, người cũng từng si mê nhan sắc của Ba Trà, đã viết trong cuốn "Sài Gòn tả pí lù" rằng: "... những ai được quen biết hay được cô hạ cố giao thiệp đều xem đó là niềm vinh dự để chứng minh đẳng cấp… Cô Ba Trà, đệ nhất Huê khôi ở Nam kỳ, một người đẹp sắc nước hương trời từng làm say mê biết bao công tử miền Nam. Họ bao quanh cô, tranh nhau vung tiền qua cửa sổ. Bao nhiêu tiền bạc, của cải cha mẹ để lại, các công tử ấy ăn xài, bao gái không tiếc".

 

Tuyệt thế giai nhân Sài Gòn: Nhiều công tử vung tiền lấy lòng, cuối đời mất trong cô quạnh

 

Mặc dù đã trải qua 3 đời chồng nhưng cô Ba Trà luôn khiến bao đại gia phải điêu đứng khi trót ngắm nhìn nhan sắc của cô. Các thiếu gia, trí thức máu mặt thời Pháp thuộc như quan tòa, luật sư, bác sĩ, các đại công tử hào hoa bậc nhất Nam Kỳ như Bạch công tử, Hắc công tử hay cả vua cờ bạc Sài Gòn nổi tiếng thời đó cũng đều mê cô Ba Trà. Họ sẵn sàng cung phụng, yêu chiều mỹ nhân Ngọc Trà trong suốt thời gian xuân thì đẹp nhất của "hoa khôi không vương miện của miền Nam". Cô Ba Trà lao vào các cuộc tình và sống như một bà hoàng, được chu cấp tiền bạc, cung phụng.

 

Tuy nhiên, số tiền cô Ba Trà được cung cấp để ăn chơi đã nướng vào sòng bạc của các nhà giàu thời ấy, nếu quy ra vàng thì khoảng trên mười nghìn lượng.

 

Theo năm tháng, nhan sắc cô Ba Ngọc Trà cũng dần nhạt phai. Những công tử, đại gia trước kia theo đuổi cũng ít dần và lảng tránh. Bà dĩ nhiên không còn tiền để cờ bạc. Năm 1966, người ta tình cờ gặp bà đang làm công ở một tiệm trong Chợ Lớn. Ở tuổi lục tuần, bà trở nên tiều tuỵ, dù những nét thanh tú vẫn còn. Không có tài liệu nào nói về năm mất của bà, nhưng có thông tin bà qua đời trong nghèo khổ và cô đơn một mình ở gầm cầu thang của một chung cư tại Sài Gòn.






Tin xem nhiều

Tin mới cập nhật